TRANG BỊ KỸ NĂNG ĐỐI THOẠI, TUYÊN TRUYỀN CHÍNH SÁCH CHO CÁN BỘ HỘI PHỤ NỮ CƠ SỞ

Thứ hai - 13/11/2023 21:57
Đối thoại, tuyên truyền chính sách, đặc biệt là đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, bản là một hoạt động quan trọng trong thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021-2030. Để nâng cao năng lực, kỹ năng đối thoại chính sách và truyền thông cộng đồng, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức tập huấn về kỹ năng này cho các cán bộ, hội viên, tình nguyện viên làm công tác bình đẳng giới ở cơ sở.
Các học viên tham gia lớp tập huấn về kỹ năng đối thoại và tuyên truyền chính sách do Hội LHPN tỉnh tổ chức vào tháng 9/2023 - Ảnh: V.T.H
Các học viên tham gia lớp tập huấn về kỹ năng đối thoại và tuyên truyền chính sách do Hội LHPN tỉnh tổ chức vào tháng 9/2023 - Ảnh: V.T.H
Dự án 8 được triển khai nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, khuôn mẫu giới, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng dân DTTS và miền núi.
Đối thoại chính sách và Tổ truyền thông cộng đồng là một trong những nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển KT-XH tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện chương trình. Đáng chú ý, đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, bản đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chính sách đối với người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS.
Đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, bản là để lắng nghe ý kiến, phản hồi của người dân về các chính sách, chương trình, dự án phát triển KT-XH ở địa phương. Đây là một trong những hoạt động giúp người dân hiểu rõ hơn về các chính sách, chương trình, dự án, từ đó có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình triển khai, giám sát các chính sách.
Đồng thời, cũng giúp các cơ quan, tổ chức có liên quan nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc của người dân, từ đó có thể điều chỉnh, bổ sung các chính sách cho phù hợp.
Để Dự án 8 được đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân biết đến thì việc thành lập, vận hành tổ truyền thông thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cộng đồng là điều cần thiết để thực hiện nội dung “Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em. Tổ truyền thông cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về các vấn đề xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục...
Thông qua hoạt động truyền thông cộng đồng giúp người dân hiểu rõ hơn về các chính sách, chương trình, dự án phát triển của địa phương, từ đó có thể tham gia tích cực hơn vào các hoạt động phát triển KT-XH của địa phương.
Truyền thông cộng đồng còn giúp người dân tiếp cận với thông tin, kiến thức, từ đó nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, góp phần xây dựng cộng đồng văn minh, hiện đại.
Các lớp tập huấn chủ yếu tập trung vào các nội dung như: giới thiệu về sổ tay hướng dẫn đối thoại chính sách; tổng quan về đối thoại chính sách gồm: cơ sở pháp lý, khái niệm, mục đích, nguyên tắc, quyền làm chủ và phát huy vai trò của phụ nữ, trách nhiệm thực hiện; nội dung, quy trình đối thoại; vai trò của chính quyền trong đối thoại chính sách, đó là cấp chính quyền gần nhất với người dân, có thể lắng nghe ý kiến của người dân, tổ chức các cuộc đối thoại chính sách với người dân, tham gia xây dựng, ban hành các chính sách, giải quyết các vấn đề phát sinh từ đối thoại chính sách...
Là Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh, huyện Hướng Hóa, chị Hồ Thị Tê được tham gia lớp tập huấn về kỹ năng đối thoại, tuyên truyền chính sách do Hội LHPN tỉnh tổ chức vào tháng 9/2023. Chị Hồ Thị Tê cho biết: Tham gia lớp tập huấn tôi hiểu được thế nào là đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, bản; mục đích ý nghĩa của cuộc đối thoại và cách tổ chức, thành phần tham gia.
Tôi hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa đối thoại chính sách theo Quyết định 218-QĐ/TW và đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, bản; từ đó tôi cơ bản nắm được nội dung, quy trình và các nguyên tắc tổ chức đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, bản.
Quy trình tổ chức đối thoại 5 bước gồm: tham mưu xác định, lựa chọn nội dung đối thoại; báo cáo xin chủ trương cấp ủy và thống nhất nội dung đối thoại với chính quyền; chuẩn bị tổ chức đối thoại; thực hiện cuộc đối thoại và theo dõi thực hiện kết luận sau đối thoại.
Tham gia lớp tập huấn tôi biết sâu hơn các kỹ năng cơ bản trong quá trình tổ chức như: kỹ năng phát hiện vấn đề, thu thập thông tin; đặt câu hỏi, lắng nghe, phản hồi và xử lý các ý kiến; sử dụng dụng cụ trực quan.
Trước đây, Hội LHPN xã Thanh cũng đã tổ chức một số cuộc đối thoại nên tôi cũng có một số kinh nghiệm trong tổ chức đối thoại. Kế hoạch là đầu năm sau, Hội LHPN xã phối hợp tổ chức đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, bản để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, từ đó có những đề xuất về chính sách thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.
Hội LHPN các cấp có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của hội viên, phụ nữ chuyển đến cấp ủy, cơ quan tổ chức có liên quan; phối hợp với cơ quan của cấp ủy, các cơ quan nhà nước tổ chức đối thoại; theo dõi và thông tin kết quả tiếp thu các ý kiến của cấp ủy, thông báo kết quả tiếp thu của cơ quan nhà nước tới hội viên, phụ nữ; giữ bí mật thông tin theo quy định.
Sau khóa tập huấn, các học viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện hiệu quả các hoạt động đối thoại chính sách cấp xã cụm thôn, bản và truyền thông cộng đồng.
 
Bài, ảnh: VÕ THÁI HÒA
(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Fanpage Hội Phụ nữ
hình ảnh
Liên kết Website
Dự án 8
bình đẳng giới
facebook HPN
Thống kê
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay10,223
  • Tháng hiện tại459,262
  • Tổng lượt truy cập2,869,042
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây